Projects

Nguyên Tắc Thiết Kế Cầu Thang Khi Xây Nhà Bạn Cần Biết

nguyên tắc thiết kế cầu thang

Một trong những điều tạo nên sự ấn tượng cho ngôi nhà chính là hệ thống cầu thang. Tuy nhiên, xây dựng cầu thang như thế nào để phù hợp với thiết kế ngôi nhà và đem lại giá trị thẩm mỹ cao nhất thì không phải ai cũng biết. Thấu hiểu được điều đó nên chúng tôi – Xây Dựng Nhân Đạt sẽ gửi đến bạn những nguyên tắc thiết kế cầu thang cơ bản nhưng lại vô cùng quan trọng. Bạn nhất định cần phải biết ở ngay bài viết bên dưới đây, hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

1. Nguyên tắc thiết kế hợp phong thuỷ

Cầu thang theo quan niệm phong thủy chính là điểm khởi đầu mang luồng khí trong lành đến các phòng sinh hoạt của toàn ngôi nhà. Vì thế điểm khởi đầu của cầu thang trong căn nhà phải sáng sủa, thông thoáng và được nên đặt vào cung “lành”, hướng tốt. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà vị trí của cầu thang được lắp đặt một cách khác nhau.

Cầu thang được xem là hợp cách khi nó dựa vào vách trái (vách Thanh Long) của căn nhà. Vách này phải đủ sáng để tạo khí lực. Theo quan niệm của người xưa, thiết kế cầu thang uốn lượn hình long bàng (rồng cuộn) sẽ rất tốt
Từ bên trái căn nhà, cầu thang có thể bẻ hình chữ L để đi lên trên. Nếu nhà nhiều tầng, trật tự bố trí và vị trí đặt cầu thang của mỗi tầng không được thay đổi, phải tuân thủ từ tầng 1.

Nguyên tắc thiết kế cầu thang1
Cầu thang là điểm khởi đầu mang luồng khí trong lành đến các phòng sinh hoạt của toàn ngôi nhà.

2. Nguyên tắc an toàn

Nguyên tắc đầu tiên trong việc thiết kế cầu thang để bảo đảm an toàn cho người dùng là chiều cao, chiều rộng cầu thang phải theo đúng tiêu chuẩn của thiết kế.

Chiếu nghỉ

Chiếu nghỉ, theo đúng như tên của nó, chiếu nghỉ là nơi nghỉ chân tạm thời khi đang đi cầu thang. Trong thiết kế kiến trúc, chiều rộng của chiếu nghỉ không được bé hơn chiều rộng của thân thang. Chiếu nghỉ phải hợp lý và thuận tiện cho việc đi lại. Chiếu nghỉ thường được thiết kế ở khoảng giữa của số bậc tức là khoảng bậc thứ 13 đến 15. Khoảng trống này tạo cho người đi lại có cảm giác thoải mái & cũng phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế cầu thang. Đối với những cầu thang dành cho nhà phố có diện tích nhỏ bạn có thể tùy chỉnh vị trí của chiếu nghỉ sao cho phù hợp. Nhưng lưu ý nên đặt chiếu nghỉ ở những bậc thang lẻ.

Ngoài ra, trong kiến trúc nhà phố hiện đại. KTS thường thiết kế cầu thang kết hợp cùng giếng trời giúp cầu thang thêm thông thoáng, rộng rãi & sáng sủa hơn…Điều này không chỉ giúp làm đẹp thêm căn nhà mà, còn khiến khí lưu thông từ tầng một lên các tầng trên trong nhà được thông suốt. Kết hợp giếng trời & cầu thang.

Nguyên tắc thiết kế cầu thang 3
Chiếu nghỉ thường được thiết kế ở bậc thứ 13 đến 15 nhằm tạo cảm giác thoải mái & phù hợp cấu trúc bậc thang

Kích thước của cầu thang

Theo như tiêu chuẩn áp dụng cho mẫu nhà của người Việt Nam. Thì độ rộng trung bình của cầu thang thường được thiết kế là từ 75 – 120 cm. Chiều cao của toàn bộ cầu thang là 16-19cm. Đối với các bậc thang thì độ rộng trung bình của một bậc thang là 24 – 27 cm. Đối với những công trình cao cấp hay biệt thự, độ rộng của cầu thang có thể từ 1,5m trở lên. Ở kích thước tiêu chuẩn đó, cầu thang sẽ không bị dốc & hẹp. Người đi lại sẽ thong thả, không bị mất sức. Chiều cao của lan can được tính từ trung tâm của mặt bậc thang đến mặt trên của tay vịn, kích thước chuẩn khoảng tầm 90cm

3. Tiết kiệm được không gian

Với những căn nhà nhỏ hẹp, bạn nên nhờ KTS tư vấn thiết kế những chiếc cầu thang nhỏ gọn theo dạng góc hay xoắn ốc để tiết kiệm tối đa diện tích sàn. Để tiết kiệm diện tích, phần không gian dưới gầm cầu thang cũng có thể được dùng để kê kệ tủ, giá sách. Giúp tiết kiệm diện tích tối đa cho không gian sống của bạn. Hoặc sử dụng cầu thang hình xoắn ốc

Nguyên tắc thiết kế cầu thang 7
Thiết kế cầu thang hình xoắn ốc giúp tiết kiệm được tối đa không gian

Đa số các gia đình thường dùng gầm cầu thang làm nhà vệ sinh, nơi chứa đồ, đặt giá sách, kệ tivi… để tận dụng hết khoảng gian thường được xem là không gian chết này. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể biến khoảng không gian này thành một điểm nhấn thú vị trong ngôi nhà. Một vườn khô nhỏ xinh trải sỏi trắng kết hợp cùng với những bát hoa nhỏ sẽ khiến khu vực gầm cầu thang của ngôi nhà bạn thêm sinh động & tràn đầy sức sống.
Cũng với cách trang trí như khu vườn khô nhỏ xinh này. Bạn có thể bố trí những bát hoa hay chậu cây nhỏ. Những con giống bằng sành, sứ hoặc gỗ… theo dọc lối lên của mỗi bậc cầu thang, làm tôn thêm nét duyên dáng của những đường cong trên chiếc cầu thang của gia đình bạn.

4. Vị trí hợp lý khi đặt cầu thang

Cầu thang là yếu tố rất được quan tâm của những nhà phong thuỷ. Cầu thang đóng vai trò như xương sống trên cơ thể, dẫn luồng khí qua cầu thang từ tầng một lên đến các tầng và các phòng. Mang lại không khí trong lành cho toàn phần trên của căn nhà.

Cầu thang được tạo ra một tư thế khoẻ mạnh, vững chắc & duyên dáng. Vì cầu thang bảo đảm giao thông theo chiều đứng nên vị trí của thang phải được bố trí để bảo đảm và liên hệ với các không gian chức năng từ thang đế để từ đó có sự liên hệ với các tầng. Do đó, khi thiết kế cầu thang, người ta thường bố trí ở vị trí trung tâm của căn nhà.

Nguyên tắc thiết kế cầu thang 8
Cầu thang là yếu tố rất được quan tâm của những nhà phong thuỷ

Một số lưu ý khi đặt cầu thang trong nhà hợp phong thủy

  • Cầu thang không nên đi thẳng vào cửa nàh vệ sinh
  • Cầu thang không nên hướng thẳng vào bếp dù ở tầng nào
  • Hạn chế bố trí cầu thang trước mặt tiền nhà
  • Cầu thang không đặt ở trung cung
  • Cầu thang không nên đi thẳng ra hướng cửa chính

Qua phần giới thiệu về những nguyên tắc thiết kế cầu thang bạn cần phải biết. Xây Dựng Nhân Đạt mong rằng sẽ đem đến cho bạn những gợi ý hữu ích trong quá trình đưa ra ý tưởng thiết kế hệ thống cầu thang trong gia đình. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về cách lựa chọn kích thước cửa phù hợp nhất. Nhưng nếu bạn vẫn còn thắc mắc về kiến trúc, thi công xây dựng…thì liên lạc ngay với Xây Dựng Nhân Đạt nhé. Với đội ngũ KTS giàu kinh nghiệm chúng tôi tự tin sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời nhất!

By Trần Duy Phúc -