KIẾN TRÚC THÔ MỘC ĐẶC SẮC TẠI NƯỚC ANH THẾ KỶ 20
Kiến trúc thô mộc đặc sắc tại nước Anh thế kỷ 20– Công ty thiết kế xây dựng NHÂN ĐẠT
Xem thêm: https://xaydungnhandat.com.vn/ngoi-nha-ket-hop-van-phong-cua-hang/
Liên hệ tư vấn: fanpage
Cuốn sách ảnh mới “Brutal North” của Simon Phipps. Mang đến một góc nhìn trực quan về các kiến trúc theo chủ nghĩa thô mộc tại miền bắc nước Anh thế kỷ trước.
Kiến trúc theo chủ nghĩa thô mộc, thường gắn với tên tuổi kiến trúc sư Le Corbusier. Sử dụng nhiều bê tông và thường bị coi là thô kệch. Nhưng Simon Phipps cho rằng các cấu trúc này có tầm nhìn xa. Và chúng nên được tôn vinh vì những dấu ấn chúng để lại trên đường chân trời. Với cuốn sách ảnh mới Brutal North. Simon Phipps đã kỳ công đến nơi “chứa đựng những ví dụ điển hình nhất về kiến trúc thô mộc – miền Bắc nước Anh”. Ảnh: Simon Phipps.
Bến xe buýt trung tâm Preston và bãi đậu xe năm 2012. Ảnh: Simon Phipps
Khuôn viên Đại học Leeds được mở rộng từ năm 1963 đến năm 1978. Kế hoạch xây dựng này “nhằm tạo ra bầu không khí học tập bằng cách cung cấp chỗ ở cho sinh viên mật độ cao cùng một tòa nhà nằm ở trung tâm cung cấp cơ sở học tập”. Ảnh: Simon Phipps.
Tòa nhà Halifax, được xây dựng ở Halifax từ năm 1968 đến năm 1974. Trụ sở của Hiệp hội Xây dựng địa phương. Kiến trúc của toà nhà đi theo nguyên tắc Bürolandschaft. Cách tiếp cận tạo không gian thoáng được phát triển ở Đức. Nhằm tạo ra môi trường làm việc mang tính hợp tác và xã hội hơn. Từ sảnh vào. Người đến thăm có thể lên tầng lửng với các tiện nghi bao gồm nhà hàng, phòng trò chơi và quán bar. Các tầng trên là một hình tứ giác, được nối với nhau bằng một cấu trúc lõi trung tâm và bốn cầu thang ở góc. Ảnh: Simon Phipps.
Nhà thờ Metropolitan Cathedral Church of Christ the King tại Liverpool, được xây dựng từ năm 1962 đến năm 1967. Có một câu chuyện đằng sau thiết kế này: Sau khi quyết định từ bỏ các thiết kế tốn kém của Edwin Lutyen, giáo phận Liverpool đã công bố một cuộc thi kiến trúc thu hút 258 bài dự thi từ khắp nơi trên thế giới. Người chiến thắng vào năm 1960 là Frederick Gibberd, người có phong cách kiến trúc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ thiết kế nhà thờ Brasilia (1958-1970) của Oscar Niemeyer. Ảnh: Simon Phipps.
Thể hiện sự đón nhận của nước Anh đối với sự phát triển phương tiện cơ giới vào những năm 1960, trạm dịch vụ Forton đã được xây dựng. Nằm giữa giao lộ 32 và 33, hai tòa nhà mái bằng được nối với nhau bằng một cầu đi bộ phía trên không thu hút nhiều sự chú ý. Tuy nhiên, có một kiến trúc nổi bật là tháp Pennine, cấu trúc bê tông hình lục giác, cao 22 m. Ảnh: Simon Phipps.
Trước khi cầu Humber khánh thành vào năm 1981. Việc đi qua con sông bên dưới chỉ diễn ra bằng thuyền. Với chiều dài 1,410 m. Đây là cây cầu một nhịp dài nhất thế giới tại thời điểm xây dựng. Và được thiết kế bởi Freeman Fox và Partners, các kỹ sư cũng chịu trách nhiệm về cầu Forth Road. Và cầu Severn. So với các dự án trước, cầu Humber được cải tiến về mặt công nghệ khi sử dụng bê tông cốt thép để vượt qua các điều kiện địa mạo đầy thách thức. Ảnh: Simon Phipps.
Toà nhà Bank House ở Leeds, được xây dựng từ năm 1969 đến năm 1971. Tòa nhà có hình vuông, cao năm tầng và các cấp độ tầng giảm dần. Vật liệu của Bank House là bê tông cốt thép đúc tại chỗ. Được ốp bằng đá granit màu xám và đồng. Ảnh: Simon Phipps.
Một lớp học tại trường tiểu học Kennington ở Preston. Công trình này được xây dựng vào năm 1974 và được các em học sinh gọi là “bong bóng”. Đây được cho là tòa nhà hoàn toàn bằng nhựa đầu tiên ở Anh. Và là nguyên mẫu cho dự định sản xuất hàng loạt trường học bằng nhựa gia cố bằng sợi thủy tinh của phòng kiến trúc sư ở quận Lancashire. Tuy nhiên, không có công trình nào khác tương tự được xây dựng. Ảnh: Simon Phipps.
Bên trái là tháp Dorman Long ở Middlesbrough. Được xây dựng vào những năm 1950 và bên phải là trụ sở cũ, xây dựng những năm 1970. Của công ty Royal Insurance ở Liverpool. Hai thiết kế với cửa sổ hẹp mang lại cảm giác của những pháo đài. Ảnh: Simon Phipps.
( Nguồn Zingnews.vn )