Cách đan sắt móng băng (móng nhà) được xem là một trong các quy trình vô cùng quan trọng giúp cho căn nhà của bạn trở nên vững chắc & chống được những hiện tượng sạt lở, lún,.. Bài viết này công ty thiết kế xây dựng uy tín Xây Dựng Nhân Đạt sẽ cung cấp cho bạn một số những thông tin cần thiết về cách đan sắt móng băng (móng nhà) đúng chuẩn.
Cách thiết kế bố trí sắt thép sàn 2 lớp
Theo các Kiến Trúc Sư, sắt thép sàn được bố trí 2 lớp. Với thép lớp dưới chịu mô mem âm, thép lớp trên chịu mô mem dương. Đối với việc thiết kế sắt thép lớp dưới, thép chịu lực là thép được bố trí dọc theo phương cạnh ngắn, thép phân bố được bố trí vuông góc với thép chịu lực dọc với phương còn lại (cạnh dài)
Đối với thép lớp trên, thép mũ chịu mô mem âm cắt tại 1/4L (cạnh ngắn). Thép cấu tạo đặt vuông góc thép mũ & nằm dưới thép mũ.
Thép lớp dưới sau khi buộc xong thì tiến hành kê con kê. Tạo lớp bê tông bảo vệ cho sàn, và ở giữa 2 lớp thép được phân cách với nhau bằng “chân chó” để bảo đảm chiều cao làm việc của sàn theo tính toán.
Tuy nhiên, bài toán trên thường áp dụng với các công trình nhỏ, nhà dân. Hoặc các công trình eo hẹp về kinh tế, do vậy phải cắt sắt khiến cho việc xây dựng gặp khó khăn & hơi khó triển khai khi thi công
Thông thường, người ta sẽ bố trí 2 lớp sắt thép sàn chạy song song, dễ thi công. Không cần phải cắt nhiều lần, dễ kiểm soát khối lượng cũng như thi công.
Các lưu ý trong công tác đan sắt móng băng trước tiến hành khi đổ bê tông
Thực tế tại Việt Nam, công tác đan sắt móng băng (móng nhà) được thực hiện khá sơ xài & chỉ mang tính chủ quan. Một phần nguyên nhân có thể là do gia chủ không biết kỹ thuật, phần do giám sát không chặt chẽ, phần thì lại do bên thi công. Việc san sắt móng băng cần lưu ý một số điểm sau:
Sắt kê mũ hay còn gọi là chân chó
Sắt kê mũ có tác dụng tạo nên lớp bê tông bảo vệ của sắt mũ chụp theo đúng như thiết kế & tạo nên khoảng hở giữa 2 lớp thép trên (mũ) và thép sàn dưới .Thực tế thì ta rất ít nhìn thấy được thép kê mũ ở các công trình nhà ở dân dụng mà phần lớn do thi công thiết kế chủ quan: “tôi xây dựng mấy chục năm nay rồi, có dùng cái này bao giờ mà cũng thấy bị gì đâu”.
Đối với các sàn nhỏ, tải trọng tác dụng lên sàn ít thì nhiều khi đúng là không sao cả, nhưng đối với các ô sàn lớn thì việc xuất hiện những vết nứt tại các gối dầm là điều không thể tránh khỏi. Việc không dùng “chân chó” kê thép mũ chụp sàn thường dẫn tới 2 lớp thép: lớp thép trên (mũ sàn) & lớp thép dưới sàn gần như sát vào nhau khi ta đi lại dẫm đạp nhiều, khiến cho sơ đồ chịu lực của thép sàn không còn được đúng như thiết kế ban đầu, mà hệ quả của chung có thể dẫn đến nứt sàn hay võng sàn.
Cục kê
Cục kê theo đúng kỹ thuật xây dựng cần phải là cục bê tông M100 (XM + Cát) có kèm dây kẽm để buộc vào cốt thép để khỏi dịch chuyển. Thế nhưng thi công ở ngoài công trường ta thường thấy sử dụng đá 10x20mm để kê sàn là sai kỹ thuật.
Vì đá 10×20 chỉ có thể cố định nhất thời cho cốt thép dầm sàn, khi ta đi lại hay khi đổ bê tông dẫm đạp lên cốt thép rất nhiều thì đá 10×20 bị mất vị trí & cốt thép lại rơi xuống sát coffa. Không còn lớp bê tông bảo vệ cốt thép (còn hay gọi là cháy thép), hay lớp bê tông bảo vệ rất ít. Do đó tuyệt đối không nên sử dụng đá 10×20 để kê sàn. Ta có thể dùng “đá hoa cương” để thay thế cục kê bê tông vì đá hoa cương bằng phẳng khó bị trượt hơn so với đá 10×20.
Việc kê thép dầm sàn rất quan trọng, đặc biệt đối với sàn vệ sinh, sàn sân thượng hay sàn mái. Những loại sàn này thường tiếp xúc với nước hay nắng nóng nên dễ bị thấm, do đó phải hạn chế đến mức thấp nhất việc xuất hiện những vết nứt do việc kê sàn gây nên.
Trên đây là một số chia sẻ của Xât Dựng Nhân Đạt về cách đan sắt móng băng (móng nhà) đúng chuẩn 2020. Hi vọng bài viết trên sẽ đem lại những thông tin bổ ích đến bạn. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi công ty thiết kế xây dựng uy tín Xây Dựng Nhân Đạt để nhận tư vấn về những giải pháp thiết kế xây dựng miễn phí nhé!