Projects

KHU CÔNG NGHIỆP VÀ PHÂN LOẠI CÔNG NGHIỆP

khu-cong-nghiep-tap-trung

Khu công nghiệp và phân loại công nghiệp ở Việt Nam

1. Khái niệm chung về khu công nghiệp – Khu công nghiệp và phân loại

khu-cong-nghiep-tap-trung
khu-cong-nghiep-tap-trung – khu công nghiệp và phân loại

Từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XX, đô thị phát triển mạnh, song song với quá trình công nghiệp hóa. Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm cho nền văn minh đô thị thay đổi toàn diện và phức tạp, sự tập trung sản xuất và dân cư đã tạo nên các đô thị lớn và cực lớn.
Từ giữa thế kỷ XX đến nay, sự phát triển của công nghệ thông tin cùng với xu thế toàn cấu hóa đã thay đổi cơ cấu sản xuất và phương thức sinh hoạt ở các đô thị, hệ quả là sự bùng nổ dân số tập trung vào các đô thị.
Thực trạng trong quá trình phát triển từ thấp lên cao của đô thị, các cơ sở sản xuất công nghiệp thường hình thành theo các điểm dân cư để có nguồn nhân lực, theo thời gian mà tạo thành thế xen kẽ giữa các cơ sở sản xuất với các khu dân cư, gây ra các nhược điểm sau: Gây ô nhiễm môi trường cho khu dân cư và đô thị nói chung. Việc bố trí hệ thống kỹ thuật đô thị như điện, nước phục vụ cho khu công nghiệp gặp nhiều khó khăn. Tổ chức giao thông và vận chuyển hàng hóa chồng chéo, trở ngại.
Để tránh các hệ lụy mà trong QHĐT cải tạo, phát triển đô thị cũ cũng như xây dựng đô thị mới phải có các khu vực dành riêng cho các cơ sở sản xuất gọi là các khu công nghiệp tập trung. Mỗi đô thị có thể có một hay nhiều khu công nghiệp tùy theo nhu cầu, chức năng, qui mô đô thị. Ngoài ra còn có các khu chế xuất được lập ra để thu hút đầu tư nước ngoài, tạo công ăn việc làm, khuyến khích xuất khẩu…

2. Phân loại khu công nghiệp

Phân loại công nghiệp theo mức độ độc hại và yêu cầu cách ly vệ sinh:

o Loại 1: Các xí nghiệp công nghiệp rất độc hại (nhà máy hóa chất, luyện kim, khai thác quặng, lọc dầu …). Yêu cầu khoảng cách ly vệ sinh trên 1.000m.
o Loại 2: Mức độc hại trung bình (nhà máy sản xuất ôtô, cơ khí, nhà máy nhiệt điện nguyên liệu than …). Yêu cầu khoảng cách ly vệ sinh trên 500m.
o Loại 3: Mức ít độc hại (nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến gỗ…). Yêu cầu khoảng cách ly trên 300m.
o Loại 4: Mức độc hại không đáng kể (cơ khí nhỏ, sản xuất nước giải khát, da dày, giấy bán thành phẩm …). Yêu cầu khaỏng cách ly vệ sinh trên 100m.
o Loại 5: Không độc hại (lắp ráp điện tử, may mặc, dệt, cơ khí chính xác …). Yêu cầu khoảng cách ly vệ sinh trên 50m.
Trong các loại công nghiệp trên, thì loại 4 và 5 có thể được bố trí xen lẫn với khu dân cư. Các loại 1,2,3 phải tập trung vào các khu CN tập trung để có các biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường và xử lý ô nhiễm thích hợp.

khu-cong-nghiep-tap-trung-o-dong-nai
khu-cong-nghiep-tap-trung-o-dong-nai

Phân loại theo qui mô:

+ Loại nhỏ: nhỏ hơn 25ha.
+ Loại trung bình: từ 25 đến 150ha.
+ Loại lớn: từ 150 đến 400ha.
+ Loại cực lớn: trên 400ha. Phân loại theo cơ cấu sản xuất:
+ Khu công nghiệp liên hợp.
+ Khu công nghiệp đa ngành.
+ Khu công nghiệp chuyên ngành.
+ Khu chế xuất.
+ Khu công nghiệp kỹ thuật cao

https://xaydungnhandat.com.vn/wp-content/uploads/2020/08/nha-xuong-khu-cong-nghe-cao.jpg
nha xuong khu cong nghe cao

Phân loại theo lĩnh vực sản xuất (theo QCVN 03:2009/BXD):

+ Công trình sản xuất vật liệu xây dựng.
+ Công trình khai thác than quặng.
+ Công nghiệp dầu khí.
+ Công nghiệp nặng.
+ Công nghiệp nhẹ.
+ Công nghiệp chế biến thủy sản.

3. Các hình thức bố trí khu công nghệp trong đô thị

Tùy theo địa hình và tính chất sản xuất mà có các cách bố trí khu công nghiệp như sau:
a) Bố trí khu công nghiệp về một phía khu dân cƣ: Mô hình này rất tốt về mặt vệ sinh môi trường vì có khoàng cách ly tốt và dễ bố trí về hướng gió, áp dụng tốt cho các đô thị vừa và nhỏ. Nhưng không phù hợp với các đô thị lớn vì tạo ra mật độ giao thông qua lại cao giữa khu công nghiệp và khu dân dụng.
b) Bố trí khu công nghiệp phát triển song song với khu dân cƣ: Mô hình khá lý tưởng vì có khả năng đáp ứng tốt về mặt vệ sinh môi trường, phát triển giao thông hợp lý giữa các khu chức năng của đô thị.

c) Bố trí khu công nghiệp xen kẽ với khu dân dụng và phát triển theo nhiều hướng: loại hình này áp dụng cho các đô thị có nhiều xí nghiệp công nghiệp khác nhau, có qui mô lớn để tránh căng thẳng về mặt giao hong, nhưng dễ gây ô nhiễm môi trường.

Để biết chính xác hơn về đơn giá thi công nhà xưởng, bạn nên liên hệ trực tiếp để nhận sự tư vấn cụ thể từ những công ty chuyên nghiệp về lĩnh vực này. (Bạn cũng có thể liên hệ với công ty Xây Dựng Nhân Đạt, chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn miễn phí cho các bạn).

Trong phạm vi bài viết, với kinh nghiệm thi công đa dạng nhiều dự án nhà xưởng nhỏ đến lớn, chúng tôi sẽ đưa ra đơn giá cơ bản phổ biến cho một số loại nhà xưởng, để các bạn có cái nhìn chung và tham khảo và dự trù được chi phí xây dựng cho công trình của mình.

Fanpage công ty

By Trần Duy Phúc -
THIẾT KẾ XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG – NHÀ MÁY DYNAMO VIETNAM THIẾT KẾ & THI CÔNG NỘI THẤT KINH NGHIỆM LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY DỰNG UY TÍN Những mẫu nhà biệt thự tân cổ điển CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ BIỆT THỰ TẠI QUẬN BÌNH TÂN Xây Đựng Nhà Quận Tân Bình Foxit PDF Editor Full Crack Mới Nhất | Tải Và Sử Dụng Không Giới Hạn Phương pháp Tải & Cài Đặt ProShow Producer 9 Full Crack giản đơn Nhất 2024