Projects

Đơn Giá thiết kế nhà xưởng công nghiệp mới nhất năm 2023

Mẫu thiết kế nhà xưởng đẹp

Thiết kế nhà xưởng là bước quan trọng nhất và đầu tiên để tạo nên một công trình tính có thẩm mỹ, tối ưu về giải pháp kỹ thuật cũng như công năng. Việc thiết kế đòi hỏi đội ngũ kỹ sư và kiến trúc sư có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm để xử lí tốt các vấn đề gặp phải trong quá trình hình thành ý tưởng.

Trước khi thiết kế phương án, đội ngũ kiến trúc sư và kỹ sư của Xây Dựng Nhân Đạt luôn tìm hiểu ngành nghề, quy mô sản xuất hiện tại và tương lai của chủ đầu tư, địa tầng địa chất, vị trí xây dựng… để từ đó đưa ra một giải pháp hợp lí nhất.

Yêu cầu thiết kế nhà xưởng

Nhà xưởng công nghiệp, nhà máy là một dạng công trình mang tính đặc thù, nhưng vẫn là một hình thái kiến trúc.

Những yêu cầu về thiết kế nhà xưởng
Những yêu cầu về thiết kế nhà xưởng

Việc tư vấn, thiết kế nhà xưởng cần đáp ứng tối thiểu 3 yếu tố sau:

Sơ đồ công năng hợp lí

Đây là yếu tố đầu tiên và tiên quyết đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của chủ đầu tư sau này. Một sơ đồ công năng được tính toán và bố trí hợp lí giúp quá trình sản xuất diễn ra suôn sẻ, nhịp nhàng tạo ra năng suất lao động cao nhất.

Tạo nên một công trình kiến trúc đẹp, thẩm mỹ

Quan điểm về nhà xưởng công nghiệp không cần quan tâm đến tính thẩm mỹ thì nay đã không còn phù hợp. Ngoài chức năng là kho bãi tập kết vật tư, nguyên vật liệu hay những công xưởng sản xuất bụi bặm, nóng bức các công trình nhà xưởng công nghiệp ngày càng được các chủ đầu tư yêu cầu cao và quan tâm hơn. Với sự tư vấn tận tâm của các kiến trúc sư, công trình nhà xưởng sẽ trở nên hài hòa và đẹp mắt hơn rất nhiều.

Tối ưu giải pháp kinh tế – kỹ thuật

Việc thiết kế phải đảm bảo yếu tố an toàn ổn định cho hệ kết cấu nhà xưởng. Các biện pháp thi công, giải pháp kỹ thuật trong quá trình xây dựng nhà xưởng cần được tính đến ngay từ giai đoạn thiết kế bản vẽ, việc lựa chọn vật liệu hoàn thiện cũng cần cân nhắc xem xét kỹ.

Một vài mẫu nhà xưởng đẹp ở phần cuối sẽ gợi ý cho bạn một vài ý tưởng.

Mội số mẫu thiết nhà xưởng
Mội số mẫu thiết nhà xưởng

Việc thiết kế nhà xưởng cần phải lưu ý:

  • Đảm bảo các khả năng chịu đựng của kết cấu trong điều kiện bất lợi trong quá trình sản xuất.
  • Sơ đồ giao thông thuận tiện giữa các khâu trong quá trình sản xuất.
  • Khả năng cải tạo và mở rộng thêm diện tích nhà xưởng trong tương lai.
  • Đảm bảo các yêu cầu về mật độ cây xanh, mật độ xây dựng, yêu cầu về phòng cháy và xả thải môi trường (ĐTM)
  • Tạo cho người lao động một không gian làm việc thoáng mát, đầy đủ ánh sáng tự nhiên nhằm tiết kiệm điện năng và tăng năng suất.
Thi công lắp dựng hệ khung kết cấu thép nhà xưởng công nghiệp
Thi công lắp dựng hệ khung kết cấu thép nhà xưởng công nghiệp

Các bước thiết kế nhà xưởng

Cũng như các công trình dân dụng, thiết kế nhà xưởng công nghiệp có thể chia làm 2 bước:

Thiết kế cơ sở

Thiết kế cơ sở là bước đầu tiên cung cấp sơ bộ về các giải pháp về kiến trúc và kết cấu. Bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm các bản vẽ:

  • Bản vẽ tổng mặt bằng nhà xưởng
  • Bản vẽ  kiến trúc nhà xưởng: Mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng nhà xưởng.
  • Bản vẽ kết cấu: Giải pháp móng và giải pháp kết cấu phần thân
  • Bản vẽ sơ đồ công năng nhà xưởng
  • Bản vẽ thiết kế cơ sở cũng là 1 phần ở trong hồ sơ để xin cấp phép dự án nhà xưởng

Thiết kế bản vẽ thi công

Bản vẽ thiết kế thi công thể hiện chi tiết và đầy đủ tất cả các hạng mục của dự án gồm các phần: Kiến trúc, kết cấu, cơ điện. Các hạng mục của dự án bao gồm:

  • Nhà xưởng chính, nhà kho
  • Đường nội bộ
  • Văn phòng
  • Nhà ăn, nhà nghỉ cán bộ
  • Cổng, tường rào, nhà bảo vệ
  • Trạm biến áp, nhà điện
  • Bể nước, nhà bơm
  • Nhà xe
  • Các công trình phụ trợ khác
Mẫu thiết kế nhà xưởng đẹp
Mẫu thiết kế nhà xưởng đẹp

Đơn giá tư vấn thiết kế nhà xưởng công nghiệp【Năm 2023】

Đơn giá thiết kế nhà xưởng:

Theo định mức đơn giá nhà nước, chi phí thiết kế được tính theo tổng mức đầu tư xây dựng của chủ đầu tư. Giá trị thiết kế từ 2% – 3% trên tổng mức đầu tư.

Là một công ty chuyên thiết kế và xây dựng về nhà xưởng, nhà công nghiệp, Xây Dựng Nhân Đạt có cách tính và chính sách riêng:

  • Theo diện tích xây dựng: Đơn giá từ 40,000 – 50,000 đ/m2 (Tùy vào yêu cầu thiết kế, từng dạng nhà xưởng, độ phức tạp của dự án)
  • Khi ký cả hợp đồng xây dựng nhà xưởng, chi phí tư vấn thiết kế được giảm giá 50%.
Đơn giá thiết kế nhà xưởng công nghiệp
Đơn giá thiết kế nhà xưởng công nghiệp

Hồ sơ tư vấn thiết kế nhà xưởng của Xây Dựng Nhân Đạt bao gồm:

1. Thuyết minh dự án bao gồm thuyết minh kiến trúc và thuyết minh tính toán kết cấu nhà xưởng

2. Bảng BOQ và SPEC chi tiết khối lượng công việc và quy cách vật liệu

3. Bản vẽ thiết kế bao gồm:

  • Bản vẽ  tổng mặt bằng 1/500
  • Bản vẽ kết cấu cho các hạng mục
  • Bản vẽ  kiến trúc và hình ảnh phối cảnh tổng thể dự án
  • Bản vẽ cơ điện bao gồm các phần cơ bản: Điện, cấp thoát nước, chiếu sáng,…

4. Hồ sơ pháp lý của công ty bao gồm:

  • Các bằng cấp chứng chỉ hành nghề của các cá nhân
  • Đăng ký kinh doanh
  • Chứng chỉ chứng minh năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức

Công ty Xây Dựng Nhân Đạt là 1 đơn vị thiết kế và xây dựng (Design and Build) nhà xưởng chuyên nghiệp tại khu vực Miền Nam, Việt Nam. Với các kiến trúc sư và kỹ sư tận tâm có nhiều năm kinh nghiệm, đội ngũ công nhân lành nghề và hệ thống máy móc hiện đại. Chúng tôi luôn nỗ lực để kiến tạo nên những sản phẩm chất lượng tốt nhất với giá thành hợp lí nhất.

Tham khảo thêm: Bảng giá xây dựng nhà xưởng khung thép tiền chế năm 2023

Những Câu Hỏi Thường Gặp

Câu 1: Thiết kế nhà thép tiền chế có thể làm được tầng hầm không?

Câu trả lời là có. Đã có rất nhiều công trình tiêu biểu và nổi tiếng trên thế giới hiện nay lựa chọn kết cấu thép là giải pháp kết cấu chịu lực chính cho công trình, có thể nhắc đến như:

  • Taipei Tower: Tòa tháp có 101 tầng trên nền, cùng 5 tầng hầm
  • World Trade Center: Tòa nhà này là gắn liều sự kiện chấn động 11/9 của Hoa Kỳ

Câu 2: Thiết kế khung thép nhà công nghiệp gồm bao nhiêu bước?

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về công trình triển khai. Từ đó thiết kế kết cấu công trình, sơ đồ mặt bằng tổng thể, hệ thống công trình phụ và công nghệ áp dụng.
  • Bước 2: Đưa ra hồ sơ thiết kế bản vẽ phối cảnh của nhà xưởng. Bản vẽ cần hoàn thiện đến từng chi tiết bao gồm: Hệ thống phòng cháy chữa cháy, thiết kế kỹ thuật điện, xử lý nước thải,…
  • Bước 3: Tiếp đến là lập dự toán cơ bản theo hợp đồng thiết kế khung thép nhà công nghiệp.
  • Bước 4: Nếu 2 bên đồng ý với bản thiết kế cũng như dự toán triển khai thì tiến hành lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật một cách chi tiết nhất.
  • Bước 5: Bàn giao hồ sơ thiết kế hoàn thiện cho khách hàng và bắt đầu triển khai thi công công trình.

Câu 3: Phần mềm thiết kế Tekla là gì? ứng dụng nổi bật của nó trong thiết kế kết cấu thép?

Tekla Structures là một phần mềm mô phỏng thông tin xây dựng có khả năng mô hình hóa các cấu trúc kết hợp các loại vật liệu xây dựng khác nhau, bao gồm bê tông,  thép, gỗ và thủy tinh. Tekla Structures giúp kỹ sư xây dựng mô hình 3D, tạo bản vẽ 2D và truy cập thông tin xây dựng

Ứng dụng Tekla trong thiết kế kết cấu thép:

  • Tạo ra các mô hình 3D công trình chính xác, phức tạp nhất
  • Quản lý bản vẽ sản xuất 2D chính xác hiệu quả
  • Quản lý và sử dụng lượng thông tin xuyên suốt từ thiết kế sơ bộ, thiết kế chi tiết cho đến thi công xây dựng

Câu 4: Nhà thép tiền chế có cần xin phép xây dựng không? Chỉ giới đường đỏ trong thiết kế nhà thép tiền chế là gì?

Xin phép xây dựng là thủ tục bắt buộc khi triển khai xây dựng nhà nói chung và nhà thép tiền chế nói riêng (theo quy định nhà nước một số trường hợp cụ thể không cần xin phép xây dựng)

Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực tế để phân định ranh giới giữa phần đất dùng xây dựng công trình và phần được dành cho đường giao thông hoặc các không gian công cộng hay công trình kỹ thuật hạ tầng khác. Trong đô thị, chỉ giới đường đỏ là toàn bộ lòng đường, bó vỉa và vỉa hè.

Câu 5: Mật độ xây dựng trong thiết kế nhà thép tiền chế?

Mật độ xây dựng là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc xây dựng trên tổng diện tích khu đất  (không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình như: bể bơi, các tiểu cảnh trang trí, sân thể thao ngoài trời, trừ sân thể thao và sân tennis được xây dựng cố định và chiếm khối tích không gian trên mặt đất,..

XEM THÊM KÊNH:

https://www.youtube.com/watch?v=mtAFPs1OPTg

By Trần Duy Phúc -