Projects

Công ty xây dựng nhà xưởng ở Bến Tre trọn gói

Tiến độ thi công xây dựng nhà xường khung thép

Trong thiết kế thi công nhà xưởng thì trình độ của kỹ sư Việt Nam, thì thật sự không phải là thua kém quá nhiều, nhưng khả năng tổ chức, khả năng liên kết lại, khả năng làm kinh tế thì kém. Đặc biệt là giữ uy tín với khách hàng của các công ty Việt Nam thấp. Vì thế vẫn chưa có chỗ đứng vững vàng chưa nói dám khẳng định tên tuổi. Nhưng đối với Công ty Xây Dựng Nhân Đạt chúng tôi thì luôn cam kết uy tín – chất lượng với Quý khách hàng luôn bảo đảm thi công với một đội ngũ chất lượng và chuyên nghiệp nhất tại khu vực Bến Tre nói riêng và vùng Nam Bộ nói chung.

Lịch sử về thi công nhà xưởng – nhà thép tiền chế

Được bắt đầu tại Hoa Kỳ trong nửa cuối thế kỷ 20. Đây được xem là kiểu khung thép mới cho nhà xưởng công nghiệp, với kiểu này hay dùng cho những vùng làm nông nghiệp để chứa thóc lúa hay cỏ khô cho bò, gia súc ăn tại các nước châu Mỹ và châu Âu.

nhà xưởng thép tiền chế là gì
nhà xưởng thép tiền chế là gì

Trước khi đến với Việt Nam thì loại hình như ”Thi Công Nhà Xưởng” chỉ dùng kết cấu thường như kèo tam giác hay còn gọi là Khung Tiệp. Bước ngoặc lớn nhất đối với Việt Nam là khi mở cửa cho nước ngoài vào thì Zamil – có đăng ký kinh doanh tại Arabi Saudi và đây cũng là lần đầu tiên đưa khung bằng thép cắt hàn này vào nên các kỹ sư xây dựng quen gọi là khung Zamil.

Thực tế Zamil Steel chỉ là một công ty chuyên thi công nhà thép tiền chế, chứ Zamil không phải là cơ quan đặt ra tiêu chuẩn do đó tên gọi khung Zamil là không chính xác mà cần phải gọi là khung (thép) tiền chế (Pre-engineering Building-PEB) mới đúng.

Và vì công nghệ này không phải là công nghệ bản quyền được cấp phép, nên chỉ một vài năm sau, các xưởng cơ khí lớn nhỏ nội địa nước ta cũng làm được khung nhà dạng này, vì chỉ cần cắt và hàn là được, nó tương đối thuận tiện do đó tiết kiệm vật liệu, lắp dựng nhanh chóng. Bây giờ hầu như 95% khung nhà xưởng đều dùng dạng khung thép này.

Ưu điểm về thi công nhà xưởng – nhà khung thép tại Bến Tre:

quy-mo-xay-dung-nha-xuong-1
quy-mo-xay-dung-nha-xuong-1
  • Trọng lượng thép tiền chế nhẹ hơn so với các vật liệu khác nên giúp làm giảm áp tải trọng.
  • Thời gian xây dựng nhanh.
  • Dễ dàng mở rộng quy mô.
  • Dễ dàng tiết kiệm những vật liệu phụ ( so với các loại truyền thống cố định ).
  • Giảm thời giảm, đỡ tốn kém tiền bạc.
  • Chi phí để bảo dưỡng thấp.
  • Dễ dàng mở rộng thêm trong tương lai cho các doanh nghiệp.
  • Được tận dụng tối đa không gian của nhà xưởng.
  • Tính đồng bộ rất cao.
  • Chi phí thấp.
  • Đặc biệt với nhà thép tiền chế sẽ cách nước tốt bằng công nghệ sử dụng các mái mối đứng, thành phần mái đứng và điểm mái.

Các bước thi công nhà xưởng – thi công nhà thép tiền chế tại Bến Tre

NHÀ-XƯỞNG-KHUNG-THÉP-0901
Các bước thi công nhà thép tiền chế

 Bước 1: Giai đoạn thiết kế nhà xưởng cơ sở

  • Giới thiệu chi tiết địa điểm, tổng các mặt bằng công trình,  phương án để thi công thiết kế hoặc các phương án xây dựng theo tuyến như : vị trí, quy mô xây dựng đối với công trình chuẩn bị thi công. Đồng thời phải biết kết hợp giữa các hạ tầng kỹ thuật và hạng công trình thuộc dự án …
  • Phương án về kiến trúc đối với các công trình được yêu cầu kiến trúc như văn phòng, bảo vệ nhà xưởng…
  • Phương án về công nghệ, dây chuyền công nghệ được áp dụng đối với công trình có yêu cầu hoặc được yêu cầu theo GMP đối với việc thi công thiết kế nhà xưởng
  • Các tiêu chuẩn và quy chuẩn chủ yếu được áp dụng khi thi công thiết kế nhà xưởng.
  • Phương án tối ưu về quy định môi trường, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của KCN hay các cụm CN khi chũng ta thiết kế nhà xưởng
  • Phương án về kết cấu chính, hệ thống và hạ tầng kỹ thuật chủ yếu đối với công trình thi công về nhà xưởng.

Bước 2: Thiết kế về hồ sơ kỹ thuật thi công nhà xưởng

  • Với bản vẽ có phương ấn kết cấu chình thì hệ thống và hạ tầng kỹ thuật là chủ yếu của công trình, cũng như kết nối với hạ tầng kỹ thuật tại khu vực đó.
  • Cần có sơ đồ về công nghệ hoặc bản vẽ công nghệ dây chuyền đối với những công trình có yêu cầu công nghệ của mỗi nhà xưởng.
  • Phải có bản vẽ mô tả về tổng mặt bằng công trình cần thi công hoặc bản vẽ về phương án tuyến công trình được xây dựng theo tuyến.
  • Với bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc.

Bước 3: Nội dung thiết kế bản vẽ thi công nhà xưởng

  • Được bao gồm như thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế hoặc các tài liệu được khảo sát xây dựng liên quan đến xây dựng dự toán của công trình.
  • Thiết kế bản vẽ phải đầy đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình. Cần đảm bảo đầy đủ các thông tin kỹ thuật, vật liệu được sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với tiêu chuẩn được áp dụng.

Xem thêm: Bảng báo giá chi tiết về dịch vụ xây dựng nhà xưởng khung thép tiền chế

Lưu ý khi thi công nhà xưởng –  xây dựng nhà xưởng

Tiến độ thi công xây dựng nhà xường khung thép
Lưu ý khi sử dụng dịch vụ xây dựng nhà xưởng khung thép tiền chế

Những điều cần lưu ý khi thi công nhà xưởng và giám sát thi công nhà xưởng:

  • Khi chúng ta thi công xây dựng nhà xưởng phải thật sự chú ý đến nền móng của nhà xưởng vì đây được xem là phần quan trọng của nhà xưởng. Ta có thể thấy phần móng và nền sẽ ảnh hưởng rất lớn đến với chất lượng của công trình sau này hay giá thành xây dựng.
  • Lưu ý với phần cột thép hay kèo thép của nhà xưởng, chúng ta phải thiết kế một cách vừa phải tránh bố trí thép thiếu hoặc dư. Theo tiêu chuẩn của thiết kế nhà xưởng thông thường. Chúng ta thấy thì cứ 1m khoảng 20 đến 32kg thép tùy theo qui mô của nhà xưởng và mức độ đầu tư tài chính.
  • Khi xong phần bê tông nền nhà xưởng thì cần phải tiến hành sơn lớp epoxy trên bề mặt bê tông để chống bám bụi hay dễ lau chùi vệ sinh…
  • Một điều cũng cần lưu ý là tay nghề thi công của đội thợ hồ thi công phần nền, móng, vách nhà xưởng hay đội thợ cơ khí lắp dựng khung kèo nhà xưởng. Mà điều đó thì công ty chúng tôi cam kết với khách hàng sẽ có 1 đội ngũ thi công chuyên nghiệp, lành nghề và hiệu quả.
Những lưu ý khi thiết kế - xây dựng nhà xưởng
Những lưu ý khi thiết kế – xây dựng nhà xưởng
  • Đối với nền nhà xưởng thì theo yêu cầu của người sử dụng mà đơn vị thi công và thiết kế nhà xưởng có cách bố trí hợp lý. Ngoài ra thì phần đổ bê tông nhà xưởng theo độ dày từ 10 đến 50cm là điều cưc kỳ quan trọng vì dựa vào đó mà nhà thi công đặt những máy móc, thiết bị sản xuất có tải trọng lên đến vài chục tấn/m2.
  • Với địa thế nhà xưởng nằm trên vùng đất cứng hay có độ cao so với nền xây dựng thì khi chúng ta thi công phần móng sẽ không cần phải gia cố móng như : ép cọc hay đóng cừ tràm. Ngược lại nếu ta thi công ngay phần đất mềm, đất yếu, đất bùn thì phần gia cố móng này rất quan trọng đối với việc xây dựng nhà xưởng.

Tóm lại với cách xây dựng thi công nhà xưởng của Nhân Đạt theo các bước trên như tóm tắt sau đây: xây dựng móng nhà xưởng, san lắp và lu lèn nền, dựng kèo cột thép nhà xưởng, ban nền, đổ bê tông nền nhà xưởng, lắp dựng khung kèo lợp mái, xây vách, lắp đặt thiết bị chiếu sáng, sơn epoxy ….

Để được cung cấp những giải pháp tốt nhất về kho bãi, nhà xưởng và mặt bằng sản xuất tại tỉnh Bến Tre hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được những tư vấn chính xác nhất cho công trình của bạn!

By Trần Duy Phúc -