Thiết kế mặt bằng chung xí nghiệp công nghiệp – nhà xưởng công nghiệp.
1. NỘI DUNG NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU THIẾT KẾ TỔNG MẶT BẰNG XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP (XNCN)
2.1 Nội dung và nhiệm vụ thiết kế mặt bằng chung (hay tổng mặt bằng) Xí nghiệp Công nghiệp (viết tắt XNCN)
- Là sự nghiên cứu và giải quyết tổng quan các vấn đề về kỹ thuật sản xuất; bố cục hình khối không gian công trình – mỹ quan công trình; kỹ thuật xây dựng; nhu cầu xã hội, hiệu quả kinh tế và quản lý. Cụ thể:
- Giải quyết mối quan hệ đối ngoại: giữa XNCN với khu cụm công nghiệp mà XNCN được bố trí, với đô thị và vùng dân cư lân cận trong các vấn đề về qui hoạch chung, hạ tầng kỹ thuật, các nguồn nhân vật lực, mặt bằng công nghệ, trí tuệ ở thời điểm hiện tại và dự trù cho cả tương lai.
- Giải quyết mối quan hệ nội bộ giữa các thành tố tạo lập lên XNCN: Qui hoạch phân khu chức năng các thành phần sử dụng đất đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật; sắp xếp phân bổ các phân xưởng sản xuất, các công trình kỹ thuật phù hợp dây chuyền công nghệ và thiết bị; tổ chức mạng lưới giao thông vận chuyển, mạng lưới cung cấp nhân vật lực – kỹ thuật tương xứng với phương tiện, thiết bị kỹ thuật, xác lập lưu tuyến người và hàng.
- Tạo lập và bố cục không gian kiến trúc tổng thể XNXN: xác lập hình khối kiến trúc, công trình theo yêu cầu định hình hóa, thống nhất hóa; vận dụng các yếu tố địa hình điều kiện tự nhiên để tổ chức không gian theo khu, cụm, tuyến công trình có khoa học phù hợp nhu cầu sản xuất, hợp lý kỹ thuật; chọn giải pháp xây dựng và phân kỳ xây dựng cho XNCN; lựa chọn hình thức kiến trúc tạo lập thẩm mỹ công nghiệp;
- Giải quyết các vấn đề về môi trường, điều kiện làm việc và phúc lợi của người lao động; xây dựng các giải pháp cải tạo vi khí hậu và giảm thiểu tác động mội trường của XNCN;
2.2 Yêu cầu cơ bản khi thiết kế mặt bằng chung XNCN
- Cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Giải pháp tổng mặt bằng phải phù hợp với qui hoạch chung khu, cụm công nghiệp và qui hoạch thành phố; bảo đảm hợp tác chặt chẽ trong khu vực; tận dụng và đấu nối tốt cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn hoạt động.
- Đảm bảo thỏa mãn cao nhất dây chuyền công nghệ sản xuất bao gồm: kiến trúc và công trình kỹ thuật phải được sắp xếp hợp lý về không gian, cự ly khoảng cách, bảo đảm các mối quan hệ chặt chẽ giữa sản xuất và cung ứng với giao thông và mạng kỹ thuật, đồng thới tính đến cả khả năng thay đổi công nghệ, cải tạo, mở rộng phát triển tương lai.
- Phân khu sử dụng đất hợp lý: đúng, đủ theo công năng, đảm bảo các chỉ tiêu sử dụng đất, tiết kiệm chi phí đầu tư, tiết kiệm diện tích đất xây dựng.
- Tổ chức giao thông, vận tải: vận hành hợp lý, di chuyển ngắn nhất, phù hợp với điền kiện phương tiện, thiết bị nâng chuyển; phân định rõ luồng hàng, luồng người thuận tiện cho sản xuất và an toàn cho người và vật.
- Bố trí công trình kết hợp chặt chẽ với điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn để vừa tiết kiệm xây dựng vừa hợp lý về giải pháp kỹ thuật.
- Chú trọng đến các yêu cầu về vệ sinh công nghiệp, chiếu sáng, thông gió, phòng cháy chữa cháy và thoát hiểm. Tổ hợp không gian kiến trúc tốt, có sức biểu cảm thẩm mỹ cao, hài hòa với cảnh quan và môi trường.
- Có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tốt, thống nhất hóa và điển hình hóa cao.
2. CƠ SỞ VÀ CÁC NHÂN TỐ CHÍNH ẢNH HƢỞNG TỚI THIẾT KẾ TỔNG MẶT BẰNG
2.1 Đặc điểm sản xuất và công nghệ sản xuất của XNCN
a. Đặc điểm sản xuất:
Mỗi một XNXC có những đặc điểm sản xuất đặc trưng riêng ảnh hưởng rất lớn đến giải pháp bố cục tổng mặt bằng, tổ hợp kiến trúc, hình khối và vị trí các ngôi nhà và công trình kỹ thuật. Các đặc điểm sản xuất cần quan tâm nhất như: mức độ độc hại, khí – rác thải và bụi bẩn, nguy cơ cháy nổ, gây chấn động, tiếng ồn …
b. Qui trình công nghệ sản xuất:
Đây là căn cứ chủ yếu để thiết kế mặt bằng chung XNCN thể hiện tập trung ở các tài liệu sau đây:
– Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất toàn XNCN và của từng công đoạn.
– Sơ đồ và phương tiện vận chuyển trong XNCN.
– Sơ đồ mạng lưới cung cấp kỹ thuật và năng lượng.
– Catalog máy và trang thiết bị sản xuất.
2.2 Các chỉ dẫn về nhà và công trình – Thiết kế mặt bằng chung xí nghiệp công nghiệp
Trong kiến trúc công nghiệp, các đối tượng thuộc quần thể kiến trúc của XNCN được chia làm hai nhóm:
a. Nhà hay nhà công nghiệp: là khái niệm để chỉ các công trình xây dựng có mái và tường bao che dạng kín hoặc bán lộ thiên, một hoặc nhiều tầng như:
- Các nhà sản xuất chính, phụ trợ sản xuất (phục vụ sản xuất), các tòa nhà thuộc hệ thống cung cấp năng lượng, nhà kho, các trạm điều hành, bảo vệ, v.v…
- Các nhà dành cho các hoạt động quản lý, điều hành sản xuất – kỹ thuật, các ngôi nhà phục vụ
b. Công trình hay công trình kỹ thuật (CTKT): thường bao gồm các công trình xây dựng dạng kiến trúc kỹ thuật hoặc các thiết bị kỹ thuật, v.v… tham gia hoặc phục vụ cho sản xuất như:
- Các công trình kỹ thuật: bunkr, xil ô, tháp làm lạnh, ống khói, băng tải v.v…
- Các công trình cung cấp năng lượng: trạm phát điện, trạm biến thế, tram bơm, lò hơi v.v…
- Kho, sân bãi chứa nguyên vật liệu, hàng hóa lộ thiên, v.v…
- Các thiết bị sản xuất lộ thiên hay khuất ngầm như: lò cao, trạm nghiền sàng, trộn, tháp trưng cất, cần trục, v.v…
Nhà và công trình trong XNCN phụ thuộc vào đặc điềm, tính chất, công nghệ sản xuất và giải pháp xây dựng mà có số lượng, chủng loại khác nhau và được bố trí phân tán hay hợp khối trên tổng mặt bằng.
Nhà và các công trình trong XNCN đều có các chỉ dẫn thiết kế và lắp đặt do các kỹ sư công nghệ đưa ra dưới dạng tài liệu, nhằm giúp cho kiến trúc sư có cơ sở để thiết kế từ xác định hình khối, lựa chọn phương án kiến trúc đến quy hoạch chung hợp lý và đáp ứng được yêu cầu sản xuất.