Projects

Kết Cấu Móng Nhà 3 Tầng Và Các Thông Tin Cần Biết 2020

Kết cấu móng nhà 3 tầng

Thông thường đối với từng công trình xây dựng, phần móng nhà chính là bộ phận quan trọng nhất, giúp nâng đỡ chotoàn bộ công trình. Trong tất cả các loại móng nhà, móng đơn là loại móng cơ bản cho các công trình nhà dân dụng, nhà phố đặc biệt là nhà 3 tầng. Bài viết này Xây Dựng Nhân Đạt sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về kết cấu móng nhà 3 tầng mà có thể bạn chưa biết.

Móng đơn nhà 3 tầng là gì?

Kết cấu móng nhà 3 tầng
Móng đơn nhà 3 tầng là gì?

Móng đơn nhà 3 tầng hay còn được gọi là móng cốc nhà 3 tầng, là loại móng đỡ một cột hay một cụm cột đứng sát nhau

Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản móng đơn nhà 3 tầng (hay móng cốc nhà 3 tầng), là loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng ở sát nhau có tác dụng chịu lực và được dùng khá nhiều để cải tạo, gia cố hoặc xây dựng trong các công trình 3 tầng với nền đất ở bên dưới tương đối cứng.

Móng đơn thường được thiết kế ngay dưới chân cột, có thể là móng cứng, móng mềm hay móng kết hợp với nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, tám cạnh, tròn, chữ nhật,.. tùy thuộc vào tác dụng chịu tải trọng của nó. Hiện nay móng đơn được sử dụng trong cách công trình nhà 3 tầng.

Kết cấu móng nhà 3 tầng

Kết cấu móng đơn nhà 3 tầng được cấu tạo bởi một lớp bê tông cốt thép dày có 1 cột trụ duy nhất. Với các loại công trình nhà 3 tầng, phần đáy móng thường được đặt lên một lớp đất tốt cùng với chiều sâu tối thiểu là 1m nhằm mục đích tạo ra được 1 bề mặt bằng phẳng nhằm tránh được sự thay đổi giữa vùng giáp ranh của lớp đất tốt và xấu. Đồng thời để tránh sự trương nở của loại đất có tính trương nở khi bị bão hòa nước.

Kết cấu móng nhà 3 tầng 1
Thiết kế thi công kết cấu móng nhà 3 tầng tại Xây Dựng Nhân Đạt

Nên hạn chế đặt móng trên mặt đất hoặc trên nền mới đắp để tránh được sự phá hoạt của các yếu tố thời tiết

Theo các KTS của Xây Dựng Nhân Đạt, cấu tạo móng đơn 3 tầng cho phần đáy móng nên hạn chế đặt móng trên mặt đất hoặc trên nền mới đắp để tránh được sự phá hoạt của các yếu tố thời tiết như xói mòn, sạt lở đất hoặc lún đất gây ảnh hưởng tới chất lượng của công trình.

Trên thực tế, móng đơn nhà 3 tầng được liên kết với nhau do hệ dầm móng được làm từ một hay nhiều tảng vừa có công dụng đỡ hệ tường xây bên trên, vừa có tác dụng giằng các móng đơn nhằm tránh hiện tượng lún lệch giữa các đài móng. Trọng lượng của mỗi tảng phụ thuộc vào sức nâng của cần trục & các phương tiện vận chuyển.

Quy trình xây dựng móng nhà 3 tầng

Kết cấu móng nhà 3 tầng 7
Công trình xây dựng móng đơn 3 tầng cần được giám sát 1 cách chặt chẽ

Để giúp bạn có thêm một số kinh nghiệm về thi công móng đơn 3 tầng. Hãy cùng Xây Dựng Nhân Đạt tham khảo quá trình thi công móng đơn nhà 3 tầng sau đây nhé:

Công tác chuẩn bị

Công tác chuẩn bị là bước cơ bản đầu tiên trong quá trình thi công móng đơn 3 tầng. Bạn cần phải giải phóng được mặt bằng của khu đất, chuẩn bị nhân công, nguyên vật liệu, trang máy móc thiết bị… sẵn sàng cho công tác xây dựng móng đơn được diễn ra một cách thuận lợi.

Không chỉ có vậy, công đoạn chọn lựa nguyên vật liệu như thép, cát, xi măng & đá cũng cần được chuẩn bị một cách kĩ lương và chu đáo cả về số lượng, chất lượng. Nhằm bảo đảm được chất lượng của công trình 3 tầng dân dụng. Những loại máy móc, phương tiện thi công cũng cần được chuẩn bị ổn thỏa để bảo đảm tiến độ của quá trình thi công diễn ra được tốt đẹp.

Ngoài ra, trước khi xây dựng móng đơn 3 tầng, bạn cần phải tiến hành san lấp mặt bằng xây dựng, và dọn dẹp khu đất xây dựng sạch sẽ để thuận tiện cho quá trình thi công móng. Nếu như chủ đầu tư đã bàn giao trọn gói cho đơn vị thi công thực hiện thì bạn cũng nên kết hợp để giám sát & kiểm tra công tác chuẩn bị.

Kết cấu móng nhà 3 tầng 3
Bạn cần san lấp mặt bằng để thuận tiện cho quá trình thi công móng

Đóng cọc

Tùy thuộc vào bản thiết kế hình dạng công trình để xác định được vị trí đóng cọc, kích thước cọc

Bước tiếp theo trong quá trình thi công móng nhà 3 tầng là công đoạn đóng cọc. Tùy thuộc vào bản thiết kế kết cấu hình dạng công trình để xác định vị trí đóng cọc, kích thước cọc cũng như là hoảng cách giữa các cọc trong công tác móng. Đối với những công trình xây dựng trên nền đất yếu có thể gia cố phần nền đất bằng cách đóng cừ tràm hay cọc tre khi làm móng để cho việc thi công móng đơn được diễn ra một cách thuận lợi và bảo đảm được các yếu tố về độ lún mềm của đất. Việc đóng cọc được thực hiện bằng các trang thiết bị máy móc hiện đại cùng với sự hỗ trợ, giám sát của con người.

Đào hố móng

Sau khi phần cọc đá được xác định cố định, thì công việc tiếp theo cần làm là đào hố đất xung quanh phần cọc đó. Lưu ý trong quá trình đào hố móng, thì cần phải đo lượng được độ nông, độ sâu & diện tích hố móng để có thể bảo đảm được yêu cầu về kích thước so với tải trọng của nhà 3 tầng.

Bên cạnh đó, bạn cần phải lưu ý rằng trong quá trình thi công móng, cần giữ hố móng ở trong điều kiện khô ráo, không bị ngập úng khi trời mưa. Nếu trong quá trình thi công xây dựng xảy ra mưa lớn gây ngập nước ở trong móng thì cần phải hút đi nhằm tránh làm ảnh hưởng tới độ bền của móng.

Làm phẳng mặt hố móng

Kết cấu móng nhà 3 tầng 4
Hố móng sau khi đào cần phải được làm phẳng

Hố móng sau khi được đào phải được làm phẳng bằng cách san đất trải đều mặt hố hay sử dụng đá có kích thước tương đồng tạo nên bề mặt hố bằng phẳng. Nhằm giúp tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xây dựng. Bạn có thể dùng các công cụ chuyên dụng như máy dầm, đầm tay để đầm bề mặt hố móng một cách dễ dàng.

Kiểm tra cao độ & đổ lớp bê tông lót móng

Sau khi làm phẳng mặt hố móng bạn cần phải đổ thêm 1 lớp bê tông để lót móng. Lớp lót bê tông được dùng để lót dưới lớp bê tông móng, giằng móng hay các cấu kiện tiếp xúc với đất nhằm hạn chế mất nước cho bê tông lớp trên, đồng thời nhằm tạo bề mặt bằng phẳng cho đáy móng & đà giằng.

Ngoài ra, biện pháp này còn giúp hạn chế sự biến dạng của đất đai do tác động từ bên ngoài & chống các xâm hại bên ngoài để bảo vệ lớp bê tông móng cực kì hiệu quả.

Cắt đầu cọc

Sau khi hoàn thành các công đoạn thi công kết cấu móng nhà 3 tầng trên, chúng ta cần tiếp tục tiến hành bước ghép cốt pha móng bằng cách ghép những mảnh gỗ kín lại với nhau để bảo đảm không có hiện tượng nước xi măng bị chảy ra bên ngoài trong quá trình đổ móng. Gỗ để ghép bê tông cũng cần phải chắc chắn để có thể bảo đảm được gỗ luôn chịu được mọi lực, không bị biến dạng do trọng lượng bê tông, cốt thép & tải trọng trong quá trình thi công.

Đổ bê tông

Sau khi hoàn thánh công tác cốt thép & cốp pha, bạn tiến hành đổ bê tông móng bằng cách trộn các loại đá nhân tạo cùng với xi măng, cát, nước dựa đúng theo tiêu chuẩn về tỉ lệ và đúng theo nguyên tắc đổ ở vị trí xa trước, phía gần sau để liên kết các chất liệu lại với nhau đồng thời bảo đảm được độ chắc chắn và vững chãi cho công trình.

Kết cấu móng nhà 3 tầng 5
Công tác đổ bê tông móng nhà 3 tầng

Tháo cốp pha móng

Theo các Kiến trúc sư của Xây Dựng Nhân Đạt, bê tông móng là cấu kiện được đặt trực tiếp lên trên lớp nền cứng do đó thông thường chỉ cần bê tông đạt độ liên kết cố định sau 1 đến 2 ngày là có thể tháo cốp pha. Tuy nhiên công đoạn này còn phải phụ thuộc vào điều kiện thời tiết mà số ngày bạn có thể tháo dỡ cốt pha nhanh hay chậm để cách thi công móng nhà 3 tầng đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bảo dưỡng phần bê tông

Sau khi đổ bê tông xong tầm khoảng 4 tiếng đồng hồ. Bạn cần bảo đảm được độ ẩm cho bê tông bằng cách tưới nước ít nhất 3 lần trong 1 ngày để bê tông không bị khô, nứt nẻ. Bê tông móng cần được bảo dưỡng đúng với quy cách để có thể bảo đảm được chất lượng của bê tông thành phẩm.

Trên đây là một số thông tin về kết cấu móng nhà 3 tầng mà chúng tôi muốn cung cấp đến các bạn. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích các bạn biết thêm về loại móng đơn này.

By Trần Duy Phúc -